Đậu tương là loại hạt giàu dinh dưỡng, được sử dụng phổ biến để sản xuất thành nhiều loại thực phẩm và sản phẩm khác nhau. Với nhu cầu ngày càng tăng, đầu tư vào đậu tương không chỉ mang lại lợi nhuận ổn định mà giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
1. Tại sao đậu tương có giá trị?
Đậu tương hay đậu nành (Soybeans) là loại cây họ đậu, có nguồn gốc từ châu Á. Đây là loài cây giàu protein, được trồng nhiều để làm thức ăn cho người và gia súc.
Loại cây này được nông dân Trung Quốc thuần hóa vào khoảng 1100 trước Công nguyên. Vào những năm 1920, Công ty Sản xuất AE Staley bắt đầu nghiền đậu tương và sản xuất ra hai sản phẩm mới: dầu đậu tương chưa tinh chế (là thành phần quan trọng trong bơ thực vật và shortening) và bột đậu tương đã tách béo (thành phần chính trong thức ăn chăn nuôi).
2. Đậu tương được dùng để làm gì?
Trong đậu nành chứa khoảng 18% dầu, một giạ đậu nành 60 pound sẽ cho ra khoảng 11 pound dầu à 47 pound bột đậu nành, nhờ đó đậu tương được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khác nhau như:
Thực phẩm: Đậu nành có thể sử dụng trực tiếp làm đậu phụ, sữa đậu nành, natto,…Bên cạnh đó, đậu tương còn dùng để sản xuất ra các loại gia vị và thực phẩm khác nhau như nướng tương, kem, bánh mì,…
Nguyên liệu công nghiệp:
- Sản xuất dầu đậu nành: đậu nành được tinh chế thành dầu ăn hoặc sử dụng làm thành phần trong các sản phẩm thực phẩm như bơ thực vật, nước sốt trộn salad và sốt mayonnaise. Ngoài ra, Các nhà sản xuất dầu diesel sinh học cũng sử dụng dầu của nó để làm nhiên liệu.
- Sản xuất bột đậu tương: bột đậu tương dùng làm nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm công nghiệp khác.
Y học: Isoflavone – hợp chất có trong đậu nành, có tác dụng giống estrogen, thường được sử dụng để giảm các triệu chứng mãn kinh. Protein đậu nành cũng được dùng để sản xuất các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Đầu tư: Tương tự như các phẩm nông sản khác, đậu tương cũng được giao dịch phổ biến trên thị trường phái sinh hàng hóa để đa dạng hóa danh mục đầu tư và gia tăng tài sản.
Các ứng dụng khác: đậu tương được sử dụng phổ biến trong nhiều sản phẩm khác nhau như vật liệu xây dựng sinh học tổng hợp, bán ép, dung môi và chất bôi trơn công nghiệp, bọt xốp cho ghế ô tô,…
3. Đậu tương được trồng như thế nào?
Đậu tương là cây thực phẩm dễ trồng và có thể phát triển ở bất kỳ khí hậu nào có mùa sinh trưởng ấm áp, đủ nước và nắng.
Đậu tương thường được trồng theo hàng và sau 4-7 ngày hạt sẽ nảy mầm thành cây. Ở Hoa Kỳ, đậu nành được trồng từ tháng 5 đến tháng 7 và được thu hoạch vào khoảng tháng 9. Nhờ khả năng sinh trưởng tương đồng với ngô nên nhiều nông dân trồng cả hai loại cây này trên cùng một diện tích.
Trước khi gieo trồng, nông dân sẽ so sánh giá tương lai của các loại cây trồng mới cho mỗi loại hàng hóa để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tháng 12 là tháng gieo trồng mới cho ngô, trong khi đối với đậu nành là tháng 11. Do đó, mối quan hệ giữa giá ngô và giá đậu nành rất quan trọng đối với nông dân.
Tỷ lệ chênh lệch giữa ngô và đậu nành được tính bằng số lượng giạ ngô cần thiết để đổi lấy một giạ đậu nành. Khi tỷ lệ này dưới 2,2:1, điều đó có nghĩa là ngô đang có giá cao hơn so với đậu nành, nông dân sẽ phải dùng nhiều giạ ngô hơn để đổi lấy một giạ đậu nành. Ngược lại, khi tỷ lệ này trên 2,4:1, đậu nành sẽ có giá cao hơn so với ngô. Lúc này, nông dân sẽ được lợi hơn nếu trồng đậu nành vì giá trị của nó cao hơn.
4. Yếu tố ảnh hưởng đến giá đậu tương
Nguồn cung: Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất và xuất khẩu đậu nành lớn nhất thế giới, vì vậy các yếu tố chính trị, điều kiện thời tiết có thể tác động đến sản lượng và giá cả. Nếu khí hậu khắc nghiệt, chính sách của chính phủ thu hẹp diện tích canh tác sẽ khiến giá đậu tương tăng lên và ngược lại, khi điều kiện thời tiết thuận lợi, giá đậu tương sẽ tăng
Đồng đô la Mỹ: Đô la là tiền tệ dự trữ của thế giới, do đó, khi đồng đô la Mỹ mạnh hơn, giá đậu tương có thể giảm xuống, và ngược lại, khi đồng đô la Mỹ yếu hơn, giá đậu tương có thể tăng lên.
Nhu cầu thế giới: Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu nhiều đậu tương hơn tự sản xuất, khi nền kinh tế mở rộng, nhu cầu về đậu tương cũng sẽ tăng lên. Tương tự, Ấn Độ và các nước đang phát triển ở Châu Phi sẽ cần nhiều lương thực hơn để nuôi sống người dân khi nền kinh tế của họ phát triển. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế của quốc gia giàu có hơn, mức tiêu thụ thịt có thể cao hơn, và nhu cầu đậu tương cũng tăng do được dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Nhu cầu Ethanol: Ethanol là một loại nhiên liệu sinh học có thành phần từ ngô nên chính phủ Hoa Kỳ sẽ đưa ra các chính sách kích thích nông dân trồng ngô để thúc đẩy sản xuất ethanol. Nông dân Hoa Kỳ sẽ đưa ra lựa chọn về việc trồng ngô và đậu tương vào đầu mùa. Nếu trợ cấp ngô giảm hoặc chấm dứt, nông dân có thể dành nhiều diện tích cho đậu nành hơn. Sự gia tăng nguồn cung đậu nành có thể sẽ gây áp lực lên giá cả.
ĐẶC TẢ HỢP ĐỒNG
Hàng hóa cơ sở | Đậu tương CBOT |
Mã hàng hóa | MZS |
Độ lớn hợp đồng | 500 giạ / Lot |
Đơn vị yết giá | cent / giạ |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 - Thứ 6 |
- Phiên 1: 07:00 - 19:45 | |
- Phiên 2: 20:30 - 01:20 (ngày hôm sau) | |
Bước giá | 0.5 cent / giạ |
Tháng đáo hạn | Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 9,11 |
Ngày thông báo đầu tiên | Theo quy định của MXV |
Ngày thông báo cuối cùng | Vào thứ 6, trước ít nhất 2 ngày làm việc so với ngày làm việc cuối cùng của tháng trước tháng đáo hạn. Nếu thứ 6 không phải ngày làm việc, ngày giao dịch cuối cùng sẽ là ngày làm việc liền trước đó. |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV |
Biên độ giá | Theo quy định của MXV |
Phương thức thanh toán | Không giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới |
Tiêu chuẩn chất lượng:
Theo quy định của sản phẩm Đậu tương CBOT giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa CBOT
Phí giao dịch: 150.000 VNĐ/ Hợp đồng