Lúa mì là một loại ngũ cốc quan trọng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất lương thực, thực phẩm. Đóng vai trò chủ đạo trong đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Vì thế lúa mì trở thành mặt hàng nông sản có giá trị được giao dịch phổ biến trên thị trường hàng hóa phái sinh.
1. Tại sao lúa mì lại có giá trị?
Lúa mì là loại ngũ cốc được tiêu thụ nhiều thứ 2 thế giới sau gạo, với lịch sử trồng trọt hơn 10.000 năm trước Công nguyên. Loại cây nông nghiệp này là nguồn cung cấp lương thực cho hàng tỷ người trên thế giới và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất. Đặc biệt, lúa mì là một tài sản quan trọng của thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh giúp bảo vệ nhà đầu tư và nông dân khỏi rủi ro biến động giá cả.
2. Công dụng của lúa mì
Lúa mì được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như:
- Thực phẩm: Đây là thành phần chính trong nhiều món ăn truyền thống như bánh mì, mì ống, pizza, đến các loại bánh ngọt. Bột mì còn được sử dụng để làm bột phủ, bột nở, và các phụ gia trong công nghiệp thực phẩm.
- Đồ uống: Lúa mì cũng là nguyên liệu chính trong hoạt động sản xuất bia, whisky, và một số loại rượu khác.
- Chăn nuôi: Một công dụng khác là làm thức ăn cho gia súc tại các trang trại, đặc biệt là trong ngành chăn nuôi bò sữa và lợn, đặc biệt các phụ phẩm của lúa mì còn được tận dụng làm phân bón hữu cơ.
- Chăm sóc sức khỏe và mỹ phẩm: sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất lúa mì điển hình như dầu lúa mì được dùng làm nguyên liệu sản xuất cho ngành công nghiệp mỹ phẩm. Mầm lúa mì giàu Vitamin E được sử dụng để sản xuất xà phòng và kem dưỡng.
- Đầu tư: Bởi những công dụng đã kể trên, lúa mì trở thành mặt hàng nông sản được giao dịch rộng rãi trên thị trường hàng hóa phái sinh, có thể coi đây là một loại tài sản tạo cơ hội cho nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
3. Lúa mì được trồng như thế nào?
Lúa mì được trồng trên khắp thế giới theo nhiều phương pháp và quy trình khác nhau. Thời gian sinh trưởng của cây tùy vào điều kiện khí hậu trung bình từ 5 – 6 tháng. Người nông dân cần áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và sử dụng máy móc hiện đại để tối ưu hóa chất lượng và sản lượng của thành phẩm.
4. Yếu tố ảnh hưởng đến giá lúa mì
Giá lúa mì là bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phức tạp từ vi mô như tâm lý thị trường, công nghệ kỹ thuật đến các yếu tố vĩ mô như chính sách chính phủ, vấn đề dân số, vấn đề thời tiết như sau:
Yếu tố cung cầu
- Cung: Năng suất cây trồng của các quốc gia sản xuất hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, và EU tác động lớn đến nguồn cung toàn cầu và thay đổi diện tích gieo trồng lúa mì, do biến động giá cả thị trường hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cũng ảnh hưởng đến sản lượng. Tuy nhiên, với trữ lượng lúa mì dự trữ của các nước xuất khẩu lớn đóng vai trò cân bằng thị trường, giảm thiểu biến động giá đột ngột.
- Cầu: Dân số tăng đặc biệt là sự bùng nổ dân số ở các khu vực Đông Nam Á, Châu Phi và Trung đông. Sự thay đổi thói quen ăn uống, nhu cầu sử dụng lúa mì cho sản xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, công nghiệp và các chính sách xuất nhập khẩu, hiệp định thương mại giữa các quốc gia tác động đến dòng chảy thương mại lúa mì toàn cầu.
Thời tiết: Lúa mì là cây trồng nhạy cảm với thời tiết, hạn hán, lũ lụt, sương giá, và các tình hình thời tiết bất lợi khác đều có thể gây thiệt hại nặng nề đến sản lượng. Bên cạnh đó, thiên tai tàn phá mùa màng và ngập úng đất trồng cũng ảnh hưởng lớn đến sản lượng.
Biến động tỷ giá hối đoái: Như đa số các mặt hàng công nghiệp khác đều bị ảnh hưởng bởi tỷ giá USD. Biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá cả và sự cạnh tranh với các mặt hàng khác của lúa mì trên thị trường. Ví dụ như giá USD tăng thì người nông dân bán thành phẩm sẽ nhận được ít tiền hơn và ngược lại khi đồng đô la Mỹ giảm giá thì người nông dân sẽ nhận được nhiều tiền hơn khi bán thành phẩm.
Các sản phẩm cạnh tranh: Giá lúa mì có sự tương quan khá cao so với giá của ngô và lúa mạch, phần lớn các sự biến động về giá của 2 sản phẩm trên đều có tác động đến giá của lúa mì. Thêm vào đó, hiện nay chính phủ Mỹ đang khuyến khích nông dân trồng ngô để sản xuất Ethanol với những trợ cấp và chính sách có lợi dẫn đến người nông dân Mỹ đã tăng mạnh diện tích trồng ngô trong những năm gần đây, điều này ảnh hưởng xấu đến sản lượng và giá cả lúa mì.
Hiểu rõ các yếu tố này có thể giúp các nhà đầu tư và các công ty giao dịch hàng hóa phái sinh đưa ra quyết định đầu tư tối ưu và quản lý rủi ro hiệu quả.
ĐẶC TẢ HỢP ĐỒNG
Hàng hóa cơ sở | Lúa mỳ Chicago Soft Red Winter CBOT |
Mã hàng hóa | MZW |
Độ lớn hợp đồng | 500 giạ / Lot |
Đơn vị yết giá | cent / giạ |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 - Thứ 6 |
- Phiên 1: 07:00 - 19:45 | |
- Phiên 2: 20:30 - 01:20 (ngày hôm sau) | |
Bước giá | 0.5 cent / giạ |
Tháng đáo hạn | Tháng 3, 5, 7, 9, 12 |
Ngày thông báo đầu tiên | Theo quy định của MXV |
Ngày thông báo cuối cùng | Vào thứ 6, trước ít nhất 2 ngày làm việc so với ngày làm việc cuối cùng của tháng trước tháng đáo hạn. Nếu thứ 6 không phải ngày làm việc, ngày giao dịch cuối cùng sẽ là ngày làm việc liền trước đó. |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV |
Biên độ giá | Theo quy định của MXV |
Phương thức thanh toán | Không giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới |
Tiêu chuẩn chất lượng:
Theo quy định của sản phẩm Lúa mỳ CBOT giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa CBOT
Phí giao dịch: 150.000 VNĐ/ Hợp đồng