Ngô là cây lương thực có vai trò quan trọng đối với chăn nuôi và sản xuất ethanol. Bên cạnh đó, trong thị trường phái sinh hàng hóa, ngô còn là sản phẩm giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận hiệu quả cũng như giúp nông dân bảo vệ rủi ro về giá.
1. Tại sao ngô mini có giá trị?
Ngô (Corn) là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Ngô đã trở thành thực phẩm phổ biến trên thế giới, ngoài việc được tiêu thụ trực tiếp bởi con người, ngô còn là thức ăn cho chăn nuôi. Bên cạnh đó, ngô cũng là thành phần chính trong sản xuất nhiên liệu sinh học.
Không chỉ mang giá trị về kinh tế, giá trị của ngô còn được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau:
- Giá trị dinh dưỡng: Ngô chứa nhiều tinh bột cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ngô còn cung cấp nhiều loại vitamin (A,B,C,E) và khoáng chất (kali, magie, sắt).
- Giá trị môi trường: Ngô thường trồng luân canh giúp cải thiện chất lượng đất và ethanol sinh học từ ngô giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
2. Ngô mini được dùng để làm gì?
Thực phẩm: Ngô là lương thực chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ngoài được tiêu thụ trực tiếp như luộc, nướng, xào,… ngô còn được xay thành bột để làm bánh mì, nấu súp hoặc ép lấy dầu.
Nguyên liệu công nghiệp:
- Sản xuất Ethanol: Ngô là nguyên liệu chính để sản xuất ra ethanol, một loại nhiên liệu sinh học có thể thay thế cho xăng dầu.
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi: Bột ngô là thành phần chính trong thức ăn của gia cầm, gia súc. Ước tính, ngô chiếm 95% sản lượng ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi ở Hoa Kỳ.
- Sản xuất tinh bột: Tinh bột ngô được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp như giấy, dệt hay dược phẩm để làm chất ổn định, chất kết dính,…
Đầu tư: Ngô cũng là một trong những sản phẩm đầu tư phổ biến trên kênh đầu tư phái sinh hàng hóa, giúp nông dân có thể bảo vệ giá khỏi lạm phát và giúp cá nhân nâng cao tài chính.
Các ứng dụng khác: Ngoài các công dụng trên, một số mặt hàng có chứa ngô gồm: nhựa, pin, chất khử mùi, diêm, bút chì màu, keo dán,…
3. Ngô mini được trồng như thế nào?
Ngô là cây lương thực thuộc họ cỏ, mọc nhiều ở vùng khí hậu và khu vực khác nhau trên thế giới với sản lượng mỗi năm cao hơn bất kỳ loại ngũ cốc nào khác.
Hiện nay có 6 loại ngô chính bao gồm ngô ngọt, ngô bỏng, ngô bột, ngô flint, ngô dent và xi-rô ngô, tất cả đều phát triển theo cách tương tự nhau.
Vòng đời của ngô
Khi gieo xuống đất và mất từ 5-12 ngày để ngô có thể nảy mầm. Khi nảy mầm, cây ngô con có lá nhỏ, mọc đối xứng, sau đó thân cây bắt đầu phát triển vươn cao và cứng cáp hơn. Khi cây ngô đạt độ tuổi nhất định sẽ xuất hiện bông ngô (hoa đực) và bắp ngô (hoa cái). Các hạt phấn từ bông ngô sẽ bay theo gió đến thụ phấn cho bắp ngô. Sau khi thụ phấn thành công sẽ hình thành bắp ngô.
Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch có thể tác động lớn đến chất lượng của Ngô. Nếu ngô được thu hoạch sớm ở giai đoạn “sữa” thì có vị ngọt, trong khi ngô được thu hoạch muộn hơn ở giai đoạn “bột” thì phần bên trong sẽ chứa nhiều tinh bột hơn.
Tùy thuộc vào vị trí địa lý và khí hậu thì mỗi khu vực sẽ có mùa trồng cũng như thu hoạch khác nhau. Tại Hoa Kỳ – quốc gia sản xuất ngô lớn nhất thế giới, phần lớn ngô được trồng trên các vùng đồng bằng thuộc khu vực Trung Tây.
Trồng trọt
Ngô thường được trồng từ tháng 4 đến tháng 6 và việc thu hoạch được diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11. Thông thường ở các vùng cực Nam sẽ trồng trước, còn khu vực phía Bắc trồng sau do một số nơi phải chờ tuyết tan và đất rã băng. Ngô cũng có thể được trồng luân canh với một số loại cây khác như đậu tương.
4. Yếu tố ảnh hưởng đến giá ngô
Giá Ethanol: Ngô có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các ethanol, một loại nhiên liệu sinh học pha trộn với xăng, được sử dụng trong các phương tiện cơ giới và thân thiện với môi trường. Do đó nhu cầu về loại nhiên liệu này cũng tác động lớn đến giá ngô.
Giá dầu thô: Vì ngô là nguyên liệu quan trọng để sản xuất ethanol nên nó có mối quan hệ mật thiết với giá dầu thô. Nếu giá dầu thô tăng, có thể khiến cho giá nhiên liệu sinh học cũng tăng theo do người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm thay thế có giá thành rẻ hơn.
Nhu cầu: Ngô được ứng dụng đa dạng trong mọi lĩnh vực như làm thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, sản xuất công nghiệp,… nếu nhu cầu trong các lĩnh vực này tăng lên có thể đẩy giá ngô lên cao. Bên cạnh đó, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và hiện nay quốc gia này đang tìm kiếm các nguồn năng lượng có giá thành rẻ hơn. Do đó nhiên liệu sinh học sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thay thế này.
Đồng đô la Mỹ: Đồng đô la là đồng tiền dự trữ của thế giới, loại tiền tệ này có thể quyết định hướng đi của giá hàng hóa. Khi giá trị của đồng đô la mạnh lên, giá ngô sẽ có xu hướng giảm. Ngược lại, khi đồng đô la yếu đi thì giá ngô sẽ tăng lên.
Khí hậu: Điều kiện thời tiết cũng là một trong những yếu tố tác động mạnh đến giá ngô. Khi khí hậu bất lợi hoặc khắc nghiệt có thể giảm năng suất và sản lượng ngô, dẫn đến tăng giá.
ĐẶC TẢ HỢP ĐỒNG
Hàng hóa cơ sở | Ngô CBOT |
Mã hàng hóa | MZC |
Độ lớn hợp đồng | 500 giạ / Lot |
Đơn vị yết giá | cent / giạ |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 - Thứ 6 |
- Phiên 1: 07:00 - 19:45 | |
- Phiên 2: 20:30 - 01:20 (ngày hôm sau) | |
Bước giá | 0.5 cent / giạ |
Tháng đáo hạn | Tháng 3, 5, 7, 9, 12 |
Ngày thông báo đầu tiên | Theo quy định của MXV |
Ngày thông báo cuối cùng | Vào thứ 6, trước ít nhất 2 ngày làm việc so với ngày làm việc cuối cùng của tháng trước tháng đáo hạn. Nếu thứ 6 không phải ngày làm việc, ngày giao dịch cuối cùng sẽ là ngày làm việc liền trước đó. |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV |
Biên độ giá | Theo quy định của MXV |
Phương thức thanh toán | Không giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới |
Tiêu chuẩn chất lượng:
Theo quy định của sản phẩm Ngô CBOT giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa CBOT
Phí giao dịch: 150.000 VNĐ/ Hợp đồng